VI DIỆU PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG
(Tái bản lần thứ nhất có sửa và bổ sung)
Tỳ-Khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – 2017
LỜI NÓI ĐẦU
“Vi-diệu-pháp hiện-thực trong cuộc sống” là quyển sách giảng giải về sự thật sinh hoạt hằng ngày đêm trong cuộc sống bình thường của mỗi người trong đời.
Vi-diệu-pháp (Abhidhamma) là pháp vô cùng vi-tế, vô cùng sâu sắc rất khó hiểu, bởi vì vi-diệupháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha- dhamma) gồm có 4 pháp là citta: tâm, cetasika: tâm-sở, rūpa: sắc-pháp, Nibbāna: Niết-bàn. Bốn pháp này trong mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng đều có đủ 3 pháp là sắc-pháp (rūpa), tâm (citta), tâm-sở (cetasika).
Còn Niết-bàn (Nibbāna) là đối-tượng siêutam-giới ở bên ngoài thân của mỗi chúng-sinh.
Niết-bàn chỉ là đối-tượng của 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả mà thôi.
Mỗi người đều có 3 chân-nghĩa-pháp (paramat- thadhamma) là tâm (citta), tâm-sở (cetasika), sắc-pháp (rūpa).
– Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâm. – Tâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở. – Sắc-pháp (rūpa) gồm có 28 sắc-pháp.
Mỗi người gồm có thân và tâm riêng biệt luôn luôn nương nhờ lẫn nhau, nếu khi tâm rời khỏi thân (chết) thì thân này liền trở thành tử thi.
* Thân của mỗi người bình thường chỉ có 27 sắc-pháp mà thôi.
– Nếu là người nam thì trừ sắc-nữ-tính. – Nếu là người nữ thì trừ sắc-nam-tính.
Trường hợp nếu người nào bị đui mù, câm điếc thì người ấy bị giảm sắc-pháp theo bệnh tật.
* Tâm gồm có tâm (citta) và tâm-sở (cetasika).
– Tâm: citta gồm có 89 hoặc 121 tâm. – Tâm-sở: cetasika gồm có 52 tâm-sở luôn luôn tuỳ thuộc vào tâm, có 4 trạng-thái.
– Đồng sinh với tâm (ekuppāda). – Đồng diệt với tâm (ekanirodha) – Đồng đối-tượng với tâm (ekālambana). – Đồng nơi sinh với tâm (ekavatthuka).
Khi mỗi tâm phát sinh thì ắt có một số tâm-sở đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đốitượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm.
Mỗi chúng-sinh có số lượng tâm nhiều hoặc ít không giống nhau, tuỳ theo mỗi loài chúng-sinh, mỗi hạng chúng-sinh trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới với 4 loài là thai-sinh, noãn-sinh, thấpsinh, hoá-sinh.
…
***