Lời Thưa
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
Và với một số ít lá trong tay đức Phật giảng nói kia, sau gần 2600 năm, bây giờ tản mác khắp nơi, nhảy vào từ điển, tự điển, chú giải, phụ chú giải, thư viện kinh sách, giáo hệ, giáo tông, triết lý, triết học… khắp mọi châu lục, đã biến thành nhiều khu rừng xanh um ngữ nghĩa thật là quy mô và hoành tráng! Những khu rừng ấy, người ta muốn giảng cả những điều đức Phật im lặng; giảng cả những điều để chứng tỏ mình “cao siêu” hơn, “tư tưởng”hơn, “triết học” hơn, “khoa học” hơn, “hiện đại” hơn đức Phật! Do vậy, người học Phật ngày nay lầm lũi đi vào“những khu rừng hiện đại” ấy, mong nhặt được chiếc lá “chân diện mục” cổ xưa rơi rớt lại thì xem như đáy biển mò kim!
Tôi đặt tên cho tập sách này là “Nhặt Lá Rừng Xưa” trong tinh thần ấy, cũng tựa như “đi tìm dấu chân trên cát, tượng mây giữa trời”, có phải thế chăng?
Quyển sách này là tập hợp một số bài viết lác đác nhiều năm , và gần đây hơn , là những bài đã đăng trên trang Thư Viện Hoa Sen tại Mỹ và Trang NHà Quảng Đức tại Úc do nhu cầu của độc giả trong và ngoài nước . Khi biên tập tôi có chỉnh sửa , nhuận sắc lại.Do viết nhiều thể tài khát nhau nên nội dung sẽ được phân chia thành từng chương như sau :
* Chương 1 – Pháp thoại , giáo pháp : gồm những buổi nói chuyện nơi này và nơi khát về sau chuyển thành văn viết . Có vài bài như tự sự , chiêm nghiệm có tính cách tu học cá nhân muốn chia sẻ với người học Phật. Cũng có một số bài nghiêng hẳng về giáo phấp .
* Chương 2- Phê bình và đối thoại : gòm những bài viết do độc giả hỏi , do các trang mạng phật giáo hoặc một số thức giả chuyển xin ý kiến . Trong đó , có bài nửa mang tính đoií thoại , chút ý tính phê bình . Có những bài tính phê bình lf chủ đạo do muốn đính chính mọt số tư tưởng Phật học chính thống hoặc những quan điểm sai lạc về thiên về thơ thền…
* Chương 3 – Tham luận , nghiên cứu : gồm một số bài tham luận về Phật giáo về thư pháp . Có một số bài có tính nghiên cứu trong lĩnh vực phật giáo , thiền học , văn học …
* Chương 4 – Đọc thơ , đọc sách … gồm những lời tựa hoặc đề từ cho một số thi phẩm , một số sách của những tác giả thân quen .
Tóm lại , cũng như mọi lần , không có một quyeenrvsachs nào mà tôi vừa ý , bao giờ cũng có những sản sọi trong đó , bao giờ cũng cảm giác nó chưa tới , nói thiếu xót do ý kiến giới hạn hoặc sự thấy biết giác ngộ còn nhiều khói sương khái niệm . Và cũng có những chỗ bị trùng lặp tư tưởng , trùng lặp chi pháp , trùng lặp một số cho pháp căn bản không thể cắt bỏ được , xin chu thiện hữu trí thức thông cảm .
Mai Trúc Am , Đông 2014
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
***