Xây chùa, tạo Tháp, v.v… là bố thí có tầm mức to lớn. Cũng có những hình thức bố thí tầm mức nhỏ hơn như khi bạn dâng cúng vật thực, y áo cho chư sư hoặc khi bạn đem thức ăn, nước uống cho người thực sự đang cần. Trong việc bố thí có tầm mức to lớn, bạn có thể gặp phải sự cản trở từ chính nội tâm bạn cũng như từ những yếu tố hiểm độc bên ngoài.
Do đó, nếu bạn muốn thực hiện một cuộc bố thí có tầm mức to lớn, bạn không nên tự mình dự định mà cần phải tìm lời khuyên từ nơi bạn bè hoặc những bậc thầy hiểu biết. Chỉ khi đó bạn mới có được những người thọ nhận xứng đáng với cuộc bố thí của bạn. Chọn một người thọ nhận dĩ nhiên không đến nỗi quan trọng như vậy nếu bố thí với mức độ nhỏ; ngay cả cho con vật ăn cũng có phước riêng của nó. Yếu tố quyết định trong việc bố thí là phải có thái độ đúng đắn. Cố gắng thực hiện những cuộc bố thí đến tăng hay tăng thí bất cứ khi nào bạn có thể làm được. Đừng bao giờ dính mắc vào những vật dụng mà bạn có ý định bố thí. Hãy để cho tâm bạn tràn ngập với sự xả ly hoàn toàn các sở hữu vật chất mà bạn đã dành riêng cho việc bố thí. Thái độ này được gọi là muttacāgī – thí xả giả (mutta có nghĩa là xả ly một cách hào phóng, và cāgī là người có thói quen bố thí). Vì thế những người làm việc bố thí nên ghi nhớ trong tâm rằng: chớ để bị dính mắc vào người thọ nhận; chớ để bị dính mắc vào vật bố thí; chớ bố thí với tâm mong cầu đời sống xa hoa vật chất trong cõi người và cõi trời (phước báu nhân thiên); mà chỉ với ước nguyện cao quý muốn đạt được hạnh phúc tối thượng của Niết Bàn. Điều này sẽ làm cho bạn trở thành một người thí chủ lý tưởng.
***
_____
Trích: Chánh Kiến Và Nghiệp
Tác giả: Ledi Sayadaw
và nhiều Tác giả khác
Dịch giả: Pháp Thông
Bài viết liên quan
VÔ THƯỜNG, KHỔ và VÔ NGÃ
Giáo lý Vô Ngã được xem là rất quan trọng đối với hàng Phật tử. ...
Th9
CÂU HỎI CỦA SAKKA VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐỨC PHẬT
Trước tiên Đế Thích (Sakka) xin phép Đức Phật để được hỏi những câu hỏi. ...
Th1
CẢNH GIỚI CHO THÁI HẬU VIDEHI (Đức Phật A Di Đà về sau được phát triển từ tích này)
Trong lúc tại kinh thành Sāvatthi xảy ra biến cố bi thương cho gia đình ...
Th12
PHÁP HÀNH TÓM TẮT
PHÁP HÀNH TÓM TẮT 1. Bốn oai nghi Chúng ta quán sát Danh và Sắc ...
Th11
DIỆT ĐẾ — Nirodhasacca
DIỆT ĐẾ — Nirodhasacca Diệt đế là sự diệt khổ. Về mặt ý nghĩa thì ...
Th11
Ngài Đại Đức Sāriputta Tịch Diệt Niết Bàn
***Ngài Đại Đức Sāriputta Tịch Diệt Niết Bàn*** Ngài Đại đức Sāriputta tư duy rằng: ...
Th11