DIỆT ĐẾ — Nirodhasacca
Diệt đế là sự diệt khổ. Về mặt ý nghĩa thì Diệt đế và Niết Bàn là giống nhau. Niết Bàn là Pháp (Dhamma) dập tắt mọi phiền não, và như vậy cũng diệt tận khổ đau. Ðiều này được thực hiện bằng sự dập tắt nhân sanh khổ, tức Tập Ðế hay ba Ái. Trong sát-na Niết Bàn, hoàn toàn không có khổ, bởi vì ở đó năm uẩn đã bị dập tắt. Sự kiện này xảy ra ngắn ngủi trong một sát-na tâm gọi là Maggacitta (tâm đạo). Khi hành giả nhận rõ khổ bằng trí tuệ, hành giả tuệ tri rằng Ái chính là nhân, đồng thời tuệ tri luôn cái cần phải diệt là Ái. Khi nhân diệt, thời quả diệt.
Khi Ái đã hoàn toàn tận diệt, Niết Bàn tối hậu được đạt đến. Nếu hành giả không nhận ra Ái là tai họa, hành giả không thể nào chứng Niết Bàn và diệt khổ. Niết Bàn là “sự dập tắt những ngọn lửa tham, sân, si; là vô vi pháp; là mục đích tối hậu, cứu cánh của Ðạo Phật; là sự giải thoát, sự tận diệt của mọi khổ đau và phiền não”.
Ðặc tính của Niết Bàn là sự an lạc, tịch tịnh và thoát khỏi mọi phiền não (kilesa). Người thấy được Niết Bàn là lợi ích và đáng tầm cầu, cũng là người sẽ nhận ra cái khổ trong thế gian (năm uẩn). Nếu ai nghĩ thế gian là lạc, Niết Bàn hoàn toàn vô nghĩa đối với người ấy.
Không có tái sanh trong Niết Bàn, do đó không có sự chết ở đó. Niết Bàn không có Danh-Sắc hay năm uẩn; Danh-Sắc cũng không còn là đối tượng của sự minh sát. Niết Bàn không phải là một trú xứ, nhưng vẫn hiện hữu. Niết Bàn tựa như gió, bạn không thấy mà chỉ cảm nhận được nó nhờ tác dụng mát mẻ mà nó mang lại. Niết Bàn là đối tượng của một tâm đặc biệt gọi là Tâm Ðạo. Phàm phu còn đắm trong phiền não, do đó Niết Bàn không thể khởi lên nơi người ấy — trừ phi họ áp dụng pháp hành Vipassanā có kết quả. Do vậy khi hành Vipassanā, tâm của hành giả trở nên thanh tịnh, tâm đó được gọi là maggacitta, có Niết Bàn làm đối tượng. Niết Bàn không phải là tâm, mà là đối tượng của tâm đạo (maggacitta) trên.
Người chứng được Niết Bàn sẽ tự mình biết — không cần một vị đạo sư nói cho họ biết. Không ai có thể đạt đến Niết Bàn mà không thực hành vipassanā cho đến khi tuệ vipassanā trở thành tâm đạo (maggacitta) cả.
Niết Bàn là sự chấm dứt khổ, bạn không thể chứng ngộ Niết Bàn nếu không đi theo Con Ðường Bát Chánh. Có hai loại Niết Bàn:
– Hữu Dư Y Niết Bàn – Saupadisesanibbāna — Niết Bàn được chứng đắc với ngũ uẩn còn tồn tại.
– Vô Dư Y Niết Bàn — Anupadisesanibbāna — sự chứng đắc Niết Bàn không còn dư tàn của phiền não và ngũ uẩn. Ðây là sự chấm dứt cả thân lẫn tâm của bậc không còn phiền não, thường được gọi là Bát Niết Bàn – parinibbāna.
***
_____
Trích: Minh Sát Tu Tập
(Vipassanā Bhavana )
ACHAAN NAEB MAHANIRANONDA
Tỳ kheo PHÁP THÔNG dịch
Bài viết liên quan
VÔ THƯỜNG, KHỔ và VÔ NGÃ
Giáo lý Vô Ngã được xem là rất quan trọng đối với hàng Phật tử. ...
Th9
CÂU HỎI CỦA SAKKA VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐỨC PHẬT
Trước tiên Đế Thích (Sakka) xin phép Đức Phật để được hỏi những câu hỏi. ...
Th1
CẢNH GIÁC
Xây chùa, tạo Tháp, v.v… là bố thí có tầm mức to lớn. Cũng có ...
Th12
CẢNH GIỚI CHO THÁI HẬU VIDEHI (Đức Phật A Di Đà về sau được phát triển từ tích này)
Trong lúc tại kinh thành Sāvatthi xảy ra biến cố bi thương cho gia đình ...
Th12
PHÁP HÀNH TÓM TẮT
PHÁP HÀNH TÓM TẮT 1. Bốn oai nghi Chúng ta quán sát Danh và Sắc ...
Th11
Ngài Đại Đức Sāriputta Tịch Diệt Niết Bàn
***Ngài Đại Đức Sāriputta Tịch Diệt Niết Bàn*** Ngài Đại đức Sāriputta tư duy rằng: ...
Th11